Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

Loạt robot hút bụi bán tốt tầm giá 6 triệu đồng

Đa số các mẫu robot hút bụi từ Xiaomi, Dreame, Ecovacs đều có cảm biến LDS vẽ sơ đồ nhà, khả năng lau và lực hút mạnh.

Dreame D9 và Dreame D9 Pro (trên dưới 6 triệu đồng)

Dreame D9 Pro.

Dreame D9 Pro.

D9 và D9 Pro là hai mẫu robot hút bụi bán tốt nhất ở thị trường Việt Nam gần đây của Dreame. Hai máy đều có đầy đủ tính năng hút bụi, lau nhà với lực hút mạnh, cảm biến LDS có thể vẽ bản đồ thời gian thực giúp khả năng đi lau, hút thông minh hơn so với các loại thông thường. Máy cũng hoạt động trong hệ sinh thái Xiaomi và có thể điều khiển từ xa qua ứng dụng Mi Home trên điện thoại.

D9 và D9 Pro chỉ khác biệt ở lực hút của động cơ với thông số 3.000 PA và 4.000 PA tương ứng. Các thông số khác của bộ đôi tương tự các model cùng tầm tiền như dung lượng pin 5.200 mAh, đầy đủ cảm biến chống rơi cầu thang, lưu bản đồ nhiều tầng. Hai máy cũng có kiểu dáng gần như y hệt.

Nhược điểm của Dbộ đôi sản sản phẩm đến từ Dreame là hệ thống lau kém hiệu quả do chỉ sử dụng cơ chế đưa giẻ thông thường.

Xiaomi Mijia Mop P (5,8 triệu đồng)

Xiaomi Mijia Mop P.

Xiaomi Mijia Mop P.

Cùng hệ sinh thái Xiaomi nhưng Mijia Mop P là đối thủ chính của Dreame D9 và D9 Pro ra mắt ở phân khúc giá. Phiên bản hàng xách tay ngang giá D9 trong khi bản chính hãng ở thị trường Việt Nam nhỉnh hơn gần 2 triệu đồng. Máy có thông số hút kém hơn D9 Pro nhưng phần mềm điều khiển thân thiện hơn.

Mop P cũng có cơ chế hộp nước khác biệt so với Dreame khi nằm chung với hộc đựng rác và người dùng có thể lựa chọn loại hộp chỉ hút không lau.

Ecovacs Deebot T5 Max (5,8 triệu đồng)

Ecovacs Deebot T5 Max.

Ecovacs Deebot T5 Max.

So với các đối thủ cùng phân khúc, Deebot T5 Max có thông số lực hút kém hơn, chỉ 1.500 Pa nhưng sản phẩm có lợi thế về hộc đựng nước và tiết diện tấm vải lau nhà lớn. Tuy nhiên, máy cũng không có cơ chế rung như các phiên bản cao cấp nên hiệu quả lau không khác biệt so với Dreame D9 hay Mijia Mop P.

Các tính năng khác của máy cũng có đầy đủ với cảm biến LDS vẽ sơ đồ nhà trực tiếp, lưu giữ bản đồ, thiết lập tường ảo, vùng không hoạt động. Pin của máy cũng nhỉnh hơn Mijia Mop P và tương đương D9 là 5.200 mAh.

Xiaomi Mi Mop Essential G1 (5 triệu đồng)

Xiaomi Mi Mop Essential G1.

Xiaomi Mi Mop Essential G1.

So với các model còn lại trong danh sách, Mi Mop Essential G1 thua thiệt hơn đáng kể khi không có cảm biến LDS. Máy vì vậy không thể vẽ lại sơ đồ nhà thời gian thực cũng như khả năng di chuyển kém thông minh hơn. Tuy nhiên, máy vẫn có thể điều khiển, hẹn giờ, ra lệnh từ xa qua smartphone. Các cảm biến chống va chạm, cảm biến chống rơi, tự động giảm tốc khi sắp đến điểm va chạm đều có đầy đủ bên cạnh khả năng leo lề cao 17 mm.

Máy có dung lượng pin 2.500 mAh, lau dọn được khoảng 90 m2 sau mỗi lần sạc. Khi pin còn dưới 20% và chưa hút xong, robot sẽ tự quay về dock để sạc đầy, sau đó mới đi dọn tiếp.

Hoài Anh

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Máy nhồi bột Bear có tốt không? Địa chỉ mua máy nhồi bột Bear chính hãng
>> Nồi phủ sứ an toàn Honey's HO-AP2C182 size 18 màu vàng
>> Trên tay Galaxy A52 5G: Phiên bản nâng cấp với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 750G và thiết kế không đổi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét